Chuyển tới nội dung

Cách làm giò heo “giả cầy” theo kiểu miền Bắc

  • bởi
Cách làm giò heo “giả cầy” theo kiểu miền Bắc-2931

Cách nấu giò heo giả cầy theo kiểm miền Bắc đem đến một món ngon đậm đà hấp dẫn, ăn với bún rất okela. Cùng tham khảo ngay những hướng dẫn chế biến sau nhé!

Giò heo nấu giả cầy là món ăn được ưa thích của người miền Bắc. Chân giò nướng thơm, ướp với riềng, sả, nghệ và mắm tôm đậm đà rồi nấu lên. Miếng chân giò thấm vị giòn sần sựt, ăn mê vô cùng.

Dưới đây là cách làm giò heo giả cầy kiểu miền Bắc chuẩn vị

Nguyên liệu bao gồm:

– Móng giò: 500g

– Thịt chân giò đã lọc xương: 500g

– Sả: 1 củ

– Riềng: 40g

– Nước mắm: 2 muỗng (chừng 20-25ml)

– Mẻ: 2 muỗng canh (30ml). Nếu không có thì thay bằng sữa tươi không đường.

– Dấm bỗng (hoặc dấm rượu vang): 7-8ml

– Mắm tôm: 2,5 muỗng cà phê (đầy muỗng)

– Đường: ½ muỗng café

– Bột nghệ: 1 muỗng café. Hoặc bạn có  thể dùng củ nghệ tươi.

Tiêu xay, ớt tươi tùy khẩu vị

Bún tươi ăn kèm

– Các loại rau thơm

Món giò heo nấu kiểu miền Bắc lạ miệng thơm ngon, ăn rất cuốn!
Món giò heo nấu kiểu miền Bắc lạ miệng thơm ngon, ăn rất cuốn!

Các bước làm giò heo giả cầy kiểu miền Bắc

Bước 1: Nướng chân giò

Công đoạn nướng chân giò được coi là khá quan trọng để tạo nên hương vị chuẩn của món giả cầy miền Bắc. Chân giò khi nướng phải có phần da bì cứng giòn, thơm. Mục đích sau khi nấu, phần da vẫn đủ giòn (chứ không mềm như bì heo ninh nhừ.

Cách nướng chân giò heo truyền thống là bằng rơm. Đây cũng là cách nướng tạo nên vị thơm ngon nhất của chân giò. Nhưng cách khả thi nhất là dùng giấy trắng cuốn quanh chân giò rồi nướng. Không nên dùng giấy báo vì mực in không tốt cho sức khỏe. Nướng tới khi chân giò ngả màu vàng nâu và lớp bì cứng lại là đạt yêu cầu. Cách khác tiện lợi hơn là nướng trực tiếp trên bếp gas hoặc bếp điện hoặc dùng đèn khò, bếp  than, bếp BQQ đều được. Nướng để lớp bì xém thơm, thịt bên trong không bị chín là được.

– Nếu không có chỗ nào để đốt, các bạn có thể nướng trực tiếp trên bếp điện hoặc bếp gas.

– Bước tiếp theo, sau khi nướng xong thì cạo bỏ lớp cháy đen, xát muối đều bên ngoài rồi rửa lại vài nước cho thật sạch. Tiếp đến, dùng dao chặt móng giò thành vừa ăn. Khu vực thịt móng giò cũng cần thái thành miếng vừa ăn.

Bước 2: Ướp móng giò đã nướng với các gia vị

Bạn lấy củ riềng, sả băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Nếu dùng nghệ tươi thì xay nghệ cùng. Ướp móng giò với tất cả các loại gia vị trong phần nguyên liệu: mắm tôm, nước mắm, dấm bỗng… rồi để khoảng 1 giờ cho ngấm gia vị.  Bạn có thể tăng/giảm gia vị để phù hợp với khẩu vị của gia đình.

Miếng giò heo đẫm vị có lớp bì giòn, thịt bên trong mềm, nước sốt đậm đà.
Miếng giò heo đẫm vị có lớp bì giòn, thịt bên trong mềm, nước sốt đậm đà.

Bước 3: Nấu chân giò

Đun nóng chút dầu ăn, để lửa to, đảo thịt qua cho hơi săn rồi đổ nước (sôi) xâm xấp mặt thịt, để lửa nhỏ, ninh đến khi thịt chín mềm vừa phải. Lưu ý, không bị quá mềm nát, chân giò và phần da bì phải giòn mới ngon.

Món giò heo “giả cầy” trên đây là một trong những món có sử dụng nguyên liệu mắm tôm để chế biến. Trong ẩm thực Việt, mắm tôm là một gia vị có hương mạnh đặc trưng và tạo nên nhiều món ngon. Một món ăn với mắm tôm khác khá nổi tiếng đó chính là bún đậu mắm tôm. Bún đậu mắm tôm với chả cốm dẻo thơm, nem chua rán giòn ngậy, dồi sụn dai ngon… khiến ai cũng mê mẩn. Du khách nước ngoài cũng thích thú khi thưởng thức món bún đậu mắm tôm của người Việt.

Nguyên liệu mắm tôm bao gồm nhiều topping hấp dẫn!
Nguyên liệu mắm tôm bao gồm nhiều topping hấp dẫn!

Xem thêm>>>Chả cốm Ước Lễ mua ở đâu TP HCM để kinh doanh bún đậu mắm tôm?

Trên đây là công thức bất  bại cho món giò heo “giả cầy” kiểu miền Bắc chuẩn vị thơm ngon. Chúc bạn thành công với công thức này nhé!